Tổng Bí thư làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Tin Việt Nam
author01/05/2025 15:38

Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu và hai Phó ban là Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Theo quyết định của Bộ Chính trị ngày 30/4, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật có 23 ủy viên, trong đó 7 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc; Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.

Các ủy viên Ban Chỉ đạo khác gồm: Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí; Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang; Phó thủ tướng Lê Thành Long và Bùi Thanh Sơn; Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng; Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến; Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Khánh Toàn; Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Thanh Tú.

Cùng ngày, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nghị quyết đặt mục tiêu Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội để đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

att-abojivwonagwojimplcnwjbo-h-1622-5711-1746112933.webp
Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Giang Huy

Năm 2025, Việt Nam cơ bản hoàn thành tháo gỡ những điểm nghẽn trong quy định pháp luật; hai năm sau hoàn thành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp (trung ương, tỉnh, xã). Năm 2028, Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư nằm trong nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN.

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, tiệm cẩn chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao năm 2045.

Người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm

Để hiện thực hóa những mục tiêu nêu trên, Bộ Chính trị yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

Bộ ngành, cơ quan Quốc hội cơ cấu ít nhất một lãnh đạo có chuyên môn pháp luật. Ở địa phương, giám đốc sở Tư pháp được tham gia cấp ủy cấp tỉnh. Bộ Tư pháp điều động, luân chuyển cán bộ, công chức đi địa phương và làm việc ở bộ ngành để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn.

Theo nghị quyết, công tác xây dựng pháp luật phải xuất phát từ lợi ích toàn cục của đất nước, đưa thể chế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh; dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm; phát huy dân chủ, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; đảm bảo sự cân đối, hợp lý giữa mức độ hạn chế quyền với lợi ích chính đáng đạt được.

Các quy định phải mang tính ổn định, đơn giản, dễ thực hiện, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chỉ quy định những vấn đề khung, nguyên tắc thuộc thẩm quyền Quốc hội, còn vấn đề thực tiễn thường xuyên biến động thì giao Chính phủ, bộ ngành, địa phương quy định để linh hoạt, phù hợp thực tiễn.

Quan điểm là người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm phải thực hiện nhất quán.

Bố trí 0,5% tổng chi ngân sách cho xây dựng pháp luật

Cùng với xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh tế thị trường theo hướng xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí tuân thủ thấp, Bộ Chính trị yêu cầu triệt để cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh.

"Bảo đảm thực chất quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền tự do hợp đồng; sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia", Nghị quyết nêu.

Các quy định cần tạo cơ sở pháp lý để kinh tế tư nhân tiếp cận hiệu quả nguồn lực vốn, đất đai, nhất lực chất lượng cao; thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu; hỗ trợ thực chất, hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trung tâm tài chính quốc tế, khu thương mại tự do, khu kinh tế trọng điểm sẽ được xây dựng cơ chế đột phá, vượt trội, cạnh tranh.

VNE3413-jpeg-5563-1746107966.webp
Công chức làm việc tại bộ phận một cửa, Trung tâm Hành chính TP Đà Nẵng, tháng 3/2025. Ảnh: Nguyễn Đông

Bộ Chính trị nghiêm cấm lợi dụng phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để trục lợi hoặc can thiệp, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân. "Không hình sự hóa các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự; không dùng biện pháp hành chính để can thiệp, giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế", Bộ Chính trị yêu cầu.

Nguồn nhân lực trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật sẽ có cơ chế đặc biệt để thu hút. Việt Nam sẽ xây dựng chiến lược để các chuyên gia tăng cường hiện diện trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế.

Ngân sách sẽ đảm bảo chi cho xây dựng pháp luật không thấp hơn 0,5% tổng chi hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật sẽ được thành lập, do ngân sách đảm bảo kết hợp với kinh phí xã hội hóa.

Nguồn: VNExpress

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
09f283c0d3df618138ce-21058963009919291780923-02959322164180183308418-57271582622545018545852-01009899921825838779904.webp
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Nga
Từ ngày 5-12/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng.
02-05-2025
tbt-010525-1746115751649-1746115753366514935641.jpeg
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
Bộ Chính trị thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương hoàn thiện thể chế, pháp luật với 26 thành viên, Tổng Bí thư Tô Lâm là Trưởng ban.
02-05-2025
trumpzen-lemonde-60215.jpg
Thỏa thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine: Kiev kiểm soát, chính quyền ông Trump được gì?
Ngày 30/4, Mỹ và Ukraine đã ký kết thỏa thuận khai thác khoáng sản. Kiev sẽ giữ "quyền kiểm soát hoàn toàn đối với tài nguyên”, chính quyền ông Donald Trump được gì?
01-05-2025
ngh05489-15139375423522235284665.webp
Xuất khẩu vững vàng trước thuế quan
Trong tác động thuế quan, xuất khẩu vẫn đạt tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, từ quý II, dưới ảnh hưởng của thuế quan, xuất khẩu sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn.
01-05-2025
dac_xa_0.webp
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: "Đặc xá chỉ là khởi đầu của hành trình hướng thiện"
Chỉ 0,13% số người tái phạm sau đặc xá năm 2024 cho thấy sự thận trọng, hiệu quả trong chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh, trật tự và cuộc sống bình yên của nhân dân.
01-05-2025
10.png
Phát hiện hơn 500kg mì chính nghi giả
Ngày 1/5, ông Nguyễn Văn Hường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An cho biết, lực lượng này vừa phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện một hộ kinh doanh tại chợ Vinh (phường Vinh Tân, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) buôn bán trên 500 kg mì chính không rõ nguồn gốc.
01-05-2025
Tin nổi bật
Crimea bị tập kích lớn, phía Nga nói bắn hạ nhiều UAV
screenshot-2025-05-02-at-95740-am-2-2-17461919993422128249303.jpeg.webp
Bán đảo Crimea hứng chịu tấn công lớn vào ngày 2-5, một số vụ nổ đã được báo cáo gần các sân bay quân sự của Nga.
một giờ trước
EU phạt TikTok 530 triệu euro vì chuyển dữ liệu người dùng châu Âu sang Trung Quốc
uaea23d7mblpbhi7lezgf5otjq-17462379034961815225294.png
Một cuộc điều tra phát hiện nền tảng TikTok đã chuyển dữ liệu của người dùng châu Âu sang Trung Quốc, vi phạm các quy định nghiêm ngặt về quyền riêng tư của EU.
một giờ trước
Nga phật ý vì không được mời dự lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng Đan Mạch 5-5
nga-1745916431329961164664.jpg.webp
Đại sứ quán Nga ở Copenhagen cho biết các nhà ngoại giao Nga không được mời tham dự các sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng Đan Mạch trong Thế chiến II.
một giờ trước
Thủ tướng Shmyhal: Thỏa thuận khoáng sản với Mỹ giúp Ukraine bảo vệ vùng trời hiệu quả hơn
afp2024101736ka669v1previewswitzerlandukraineconflictmine-1746242939449860034795.jpg.webp
Ngày 2-5, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal khẳng định quan hệ Đối tác chiến lược với Mỹ, các nước phương Tây cùng nền kinh tế ổn định sẽ mang lại sự bảo đảm an ninh tốt nhất cho Kiev.
một giờ trước
Tin tức thế giới ngày 3-5: Mỹ có thể diễu binh dịp sinh nhật ông Trump; Ukraine mua vũ khí Mỹ
anh-man-hinh-2025-05-03-luc-061424-1746227680337798219654.png.webp
Mỹ có kế hoạch tổ chức diễu binh dịp sinh nhật ông Trump; Washington cắt giảm nhân sự tình báo; Ông Trump viện trợ hơn 3 tỉ USD cho World Bank; Đức đưa Đảng AfD cực hữu vào danh sách tổ chức cực đoan... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 3-5.
một giờ trước
Lao xe vào đám đông tại Đức: 1 người chết, 5 trẻ em cùng nhiều người khác bị thương
swr-rettungskraefte-in-der-stuttgarter-innenstadt-am-olgaeck-nachdem-dort-ein-auto-in-eine-personengruppe-gefahren-ist-100.webp
Tại Olgaeck ở Stuttgart, CHLB Đức vào thứ Sáu, ngày 2.5, một chiếc xe ô tô đã lao vào một đám đông trên đường phố. Sự việc khiến một phụ nữ thiệt mạng, 5 trẻ em đã được đưa vào bệnh viện cùng nhiều người khác cũng bị thương. Có vẻ như đây là một tai nạn.
một giờ trước
Một số chủ sở hữu căn nhà bỏ hoang sẽ bị tăng thuế bất động sản
8fdffc3f-5ba5-4a4a-b3a1-673f9066ff12.jpg
Một số thành phố ở phía bắc Séc đang tìm cách đối phó với nạn kinh doanh trên sự nghèo khó và buộc chủ các ngôi nhà bị bỏ hoang phải chăm sóc tài sản của mình. Từ tháng 1, một số người sẽ phải trả thuế bất động sản cao hơn đáng kể.
18 giờ trước
Các công ty cung cấp căn hộ để thu hút nhân viên
ba84367c-8ff3-4c6c-bcbf-6201d48562d9.jpg
Tại Séc đang xuất hiện một xu hướng mới có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở. Một số công ty hiện đang cung cấp căn hộ công ty như một phúc lợi khi tuyển dụng nhân sự, cho phép nhân viên sử dụng nhà ở với giá thuê thấp hơn trong suốt thời gian hợp đồng lao động.
18 giờ trước
Giá thực phẩm tại Séc sẽ tăng do chi phí tái chế bao bì cao hơn
NjAwMTcxNWY2NGZkN2Q2MCSsC5Q1UKkX.jpg
Giá thực phẩm tại Séc có thể tăng do chi phí tái chế bao bì sẽ cao hơn từ tháng 7. Các nhà sản xuất thực phẩm có thể chuyển phần chi phí tăng này vào giá bán lẻ cho khách hàng. Việc điều chỉnh luật là cần thiết nhưng có thể không được các chính trị gia kịp thông qua.
18 giờ trước
Thượng viện Séc thông qua việc hợp nhất 4 khoản trợ cấp xã hội
ZTVjZWQwZDIwMzBlMGViNG6xhY0v8ppm.jpg
Thượng viện Séc mới đây đã thông qua việc hợp nhất 4 khoản trợ cấp xã hội thành một khoản trợ cấp xã hội mới, nhằm đơn giản hóa hệ thống, tăng hiệu quả và khuyến khích người dân đi làm. Dự luật hiện đang chờ Tổng thống xem xét ký duyệt ban hành.
18 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil