Dân số già đi không chỉ gây áp lực lên ngành y tế mà còn cả dịch vụ xã hội và thị trường lao động của Séc. Vấn đề nghiêm trọng là trong vòng 10 năm tới, thế hệ đông đảo những người hiện đang ở độ tuổi 50 sẽ bắt đầu bước vào tuổi nghỉ hưu.
Ngành y tế
Thiếu hụt nhân sự y tế, bệnh viện và xe cứu thương quá tải, đây là những vấn đề mà ngành y tế Séc hiện đang phải đối mặt. Do đó chính phủ đã quyết định tăng cường năng lực đào tạo trong các ngành y tế để nhiều nữ hộ sinh và y tá tốt nghiệp từ các trường đại học hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tương lai.
Hệ thống lương hưu
Lương hưu chiếm 1/3 ngân sách nhà nước và so với cùng kỳ năm trước đã tăng thêm 11 tỷ korun. Đồng thời cũng có những thay đổi trong lĩnh vực này, nhằm ổn định hệ thống, được hỗ trợ tốt hơn trong việc chăm sóc trẻ em và tăng cường sự đoàn kết giữa các thế hệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này vẫn chưa đủ và nhà nước sẽ phải tìm kiếm các nguồn tài chính mới vào ngân sách.
Viện dưỡng lão không đủ năng lực
Hiện tại các viện dưỡng lão cho người cao tuổi đang thiếu khoảng 10 đến 13 nghìn giường. Tuy nhiên, nhu cầu đang tăng nhanh hơn so với năng lực của các cơ sở này. Theo chuyên gia, nếu không nỗ lực mở rộng hệ thống và tăng cường các dịch vụ này, ngày càng nhiều người sẽ phải tự chăm sóc người thân và kéo theo thị trường lao động sẽ bị thiếu hụt nhân lực.
Lực lượng lao động
Theo các chuyên gia, làn sóng già hóa dân số đã tác động đến thị trường lao động Séc ngay từ đợt đầu tiên. Hiện nay, người cao tuổi chiếm khoảng 20% dân số. Theo các phân tích, đến năm 2050 con số này sẽ tăng lên 27%. Các chuyên gia dự kiến, làn sóng thứ hai, dự kiến sẽ đến khoảng 20 đến 30 năm nữa và sẽ tác động rất mạnh lên thị trường lao động. Theo các chuyên gia giải pháp có thể là nâng tuổi nghỉ hưu, tăng cường di cư lao động hoặc tự động hóa.
Nguồn: TN Nova
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này