Cuộc chiến của ông Trump với các đại học Mỹ
Tin thế giới
author16/04/2025 04:51

Harvard trở thành mục tiêu tiếp theo bị chính quyền Tổng thống Trump nhắm tới trong cuộc chiến với các đại học Mỹ, vốn bị ông cho là "thù địch với phe bảo thủ".

Sau bữa trưa tại Nhà Trắng ngày 1/4, Tổng thống Donald Trump nói với các cố vấn về một ý tưởng đáng kinh ngạc liên quan đến nguồn ngân sách tài trợ gần 9 tỷ USD cho Đại học Harvard, một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu tại Mỹ.

"Nếu chúng ta không bao giờ cấp tiền cho họ nữa thì sao? Điều đó không tuyệt ư?", một nguồn tin am hiểu về cuộc thảo luận hôm đó kể lại lời ông Trump.

Điều này hiện không chỉ còn là ý tưởng. Chính quyền ông Trump tối 14/4 thông báo đóng băng hơn 2 tỷ USD tiền tài trợ cho Harvard, với lý do trường đã bác bỏ các yêu cầu cải cách do Nhóm liên ngành Chống tư tưởng bài xích Do Thái (JTFCAS) thuộc Bộ Giáo dục Mỹ đưa ra.

JTFCAS trước đó tiến hành rà soát và đưa ra loạt khuyến nghị cải cách với Harvard, như ngăn sinh viên biểu tình, điều chỉnh cơ cấu quản trị và ban lãnh đạo, đổi mới quy trình tuyển sinh và chấm dứt các chương trình về đa dạng, công bằng, hòa nhập (DEI).

Trong thư phản hồi khuyến nghị của JTFCAS, hai luật sư đại diện cho Đại học Harvard nói trường sẽ tiếp tục nỗ lực chống chủ nghĩa bài Do Thái, luôn "đối thoại cởi mở" về những gì đã và sắp làm để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh trường "không đồng ý" với các yêu cầu vượt quá thẩm quyền của chính quyền.

Sau khi xung đột Gaza nổ ra tháng 10/2023, làn sóng biểu tình ủng hộ người Palestine đã lan rộng tại các đại học Mỹ. Sinh viên tổ chức biểu tình rầm rộ, cắm trại dài ngày trong khuôn viên các trường, yêu cầu Israel chấm dứt chiến dịch tấn công Dải Gaza.

Người biểu tình dựng lều trong khuôn viên Đại học Columbia ở New York, ngày 24/4. Ảnh: AP
Người biểu tình dựng lều trong khuôn viên Đại học Columbia ở New York, ngày 24/4/2024. Ảnh: AP

Hàng nghìn người đã bị bắt khi cố xông vào văn phòng hiệu trưởng, quấy rối sinh viên Do Thái và quấy phá lễ tốt nghiệp. Ông Trump mô tả trong chiến dịch tranh cử rằng những người tham gia biểu tình phản đối chiến sự Gaza tại các đại học Mỹ là thành phần "cực đoan".

"Điều tôi muốn nói với các hiệu trưởng đại học là hãy đánh bại những kẻ cực đoan và giành lại khuôn viên trường cho tất cả sinh viên bình thường", ông Trump nói trong cuộc vận động tranh cử ở bang Wisconsin đầu tháng 5/2024.

Ông Trump cho rằng các đại học Mỹ đang ngày càng trở nên "thù địch với phe bảo thủ" và thúc đẩy chủ nghĩa tự do quá mức trong sinh viên.

JTFCAS được ông Trump thành lập ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ hai với mục tiêu "xóa bỏ nạn bài Do Thái tại các đại học". Nhóm này gồm khoảng 20 thành viên, trong đó có Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon, Bộ trưởng Tư pháp Pam Bondi cùng các viên chức liên ngành khác, chuyên gia dữ liệu, luật sư dân quyền.

Họ nhóm họp hàng tuần để thảo luận về các báo cáo phân biệt đối xử tại các đại học Mỹ, xem xét các khoản trợ cấp cho mỗi trường và trình khuyến nghị với Tổng thống Trump.

Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách Stephen Miller, người được xem như kiến trúc sư cho phần lớn chương trình nghị sự trong nước của ông Trump, cũng hành động song song với JTFCAS, xem xét các khoản ngân sách chính phủ cung cấp cho những tổ chức lớn ở Mỹ, gồm cả các đại học hàng đầu.

Nhà Trắng tháng trước thành công trong nỗ lực gia tăng áp lực với Đại học Columbia, khi trường đã nhất trí thỏa hiệp với chính phủ về các yêu cầu cải cách, gồm siết chặt kỷ luật với sinh viên trong khuôn viên trường, thiết lập nhóm giám sát của khoa nghiên cứu Trung Đông, Nam Á và châu Phi.

Kể từ đó, chính quyền ông Trump đã mở rộng danh sách nhắm mục tiêu sang các đại học lớn khác như Princeton, Brown, Pennsylvania, Northwestern và Cornell. Các trường lọt tầm ngắm vì phản ứng của họ với làn sóng sinh viên biểu tình phản đối chiến sự Gaza, cũng như các chính sách DEI trong tuyển sinh, mức độ hợp tác với cơ quan quản lý nhập cư và việc cho phép phụ nữ chuyển giới tham gia thi đấu thể thao học đường.

Biểu tình trong khuôn viên Đại học Harvard ngày 23/4/2024. Ảnh: Reuters
Biểu tình trong khuôn viên Đại học Harvard ngày 23/4/2024. Ảnh: Reuters

19 đại học khác nằm trong số 100 đơn vị nhận được nhiều tài trợ liên bang nhất ở Mỹ tháng trước nhận được thư thông báo từ Bộ Giáo dục rằng họ có thể bị mất tài trợ do không ngăn được tình trạng bài Do Thái. Riêng Đại học Johns Hopkins mất 800 triệu USD tài trợ và hợp đồng do chính quyền tinh giản Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

Bộ Giáo dục Mỹ đã cảnh báo 60 đại học rằng họ có thể đối mặt hậu quả từ các cuộc điều tra về cáo buộc bài Do Thái.

Động thái của chính quyền diễn ra khi công chúng suy giảm mạnh niềm tin vào giáo dục đại học tại Mỹ trong thập kỷ qua, theo thăm dò của Gallup hồi tháng 7 năm ngoái. Sự suy giảm bắt nguồn chủ yếu từ lo ngại các đại học Mỹ thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị thay vì giảng dạy kỹ năng liên quan tới ngành học, cũng như vấn đề chi phí.

Tuy nhiên, quy mô và tốc độ trong hành động của chính phủ đã khiến nhiều lãnh đạo trường học choáng váng, khi họ không rõ căn cứ mà ông Trump cùng cộng sự dựa vào để đánh giá các trường và đề ra phương án xử lý. Nhiều người thậm chí coi nỗ lực cắt giảm tài trợ cho các đại học là cuộc tấn công của chính quyền Trump vào quyền tự do học thuật nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của giáo dục đại học.

"Tôi chưa bao giờ thấy mức độ can thiệp và xâm phạm vào quá trình quyết định của trường học như thế này từ chính phủ", Lee C. Bollinger, người có 21 năm làm hiệu trưởng Đại học Columbia và hơn 5 năm lãnh đạo Đại học Michigan, nói.

Quan chức chính quyền ông Trump cùng các đồng minh giải thích rằng họ đang cố gắng buộc một hệ thống nhận được khoảng 60 tỷ USD tài trợ nghiên cứu của liên bang mỗi năm phải chịu trách nhiệm với các hành động của mình.

"Chúng tôi không chỉ muốn đệ đơn kiện mà muốn thúc đẩy thay đổi trong cách ứng xử với người Mỹ gốc Do Thái tại các đại học", Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Pam Bondi cho hay.

Bằng cách nhắm vào các đại học hàng đầu như Columbia và Harvard, JTFCAS đã tạo được tiếng vang và ảnh hưởng của mình. Một công chức hành chính cấp cao thuộc nhóm này cho hay mục tiêu của họ khi nhắm vào các đại học lớn là để "dằn mặt" các trường khác.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/3. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 7/3. Ảnh: AFP

Đại học Brown, Đại học Cornell, Đại học Northwestern, Đại học Pennsylvania và Đại học Princeton cũng đã bị cắt hàng triệu USD tài trợ của liên bang, khiến các dự án, phòng thí nghiệm và việc làm bị đe dọa. Các đại học trong nhiều thập kỷ qua đã trở thành trung tâm của hệ thống nghiên cứu tại Mỹ và động thái cắt tài trợ của chính quyền Trump đang làm đảo lộn điều này.

"Tổng thống Trump đang nỗ lực giúp cho giáo dục đại học vĩ đại trở lại bằng cách chấm dứt tình trạng bài Do Thái không kiểm soát và đảm bảo tiền thuế của người dân không được chi cho hành vi phân biệt chủng tộc hoặc bạo lực với động cơ phân biệt chủng tộc", Harrison Fields, người phát ngôn Nhà Trắng, nói.

Harvard là trường đầu tiên lên tiếng phản đối những yêu cầu cải cách của chính quyền. Sau khi Nhà Trắng thông báo đóng băng tài trợ hơn 2 tỷ USD, JTFCAS cho hay "tuyên bố của Harvard hôm nay càng cho thấy tư duy lợi ích đáng lo ngại vốn phổ biến ở các đại học danh tiếng nhất đất nước, rằng nguồn đầu tư của chính phủ liên bang không đi kèm trách nhiệm duy trì luật nhân quyền".

Nhiều người đã kêu gọi lãnh đạo Harvard phản kháng. Trong bài đăng gần đây, các học giả của Harvard Crimson khuyến nghị trường này nên bắt tay với các đại học khác để phản kháng, "dẫn đầu cuộc chiến chống lại cuộc tấn công không ngừng nghỉ của chính quyền ông Trump vào nền giáo dục đại học".

Động thái của chính quyền khiến ngay cả một số đồng minh thân cận của ông Trump lo ngại. Tuy nhiên, bên trong Nhà Trắng, nỗi lo lắng đó bị bác bỏ.

Quan chức chính quyền cho rằng lập trường kiểu lo sợ đó từng kìm hãm nhiệm kỳ một của ông Trump. Họ cho biết mục tiêu hiện tại là tập trung mang lại sự thay đổi lâu dài, ngay cả khi điều đó buộc họ leo thang cuộc chiến với các đại học hàng đầu Mỹ.

Nguồn: VNE

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Cảnh sát phong tỏa ở Thụy Điển.avif
Xả súng tại tiệm làm tóc ở Thụy Điển, 3 người thiệt mạng
Cảnh sát đang truy tìm 'một người đeo mặt nạ' được nhìn thấy chạy trốn 'trên một chiếc xe tay ga điện' từ hiện trường vụ xả súng tại tiệm làm tóc ở TP Uppsala (Thụy Điển) làm 3 người chết.
30-04-2025
Phát ngôn viên điện Kremlin.webp
Nga tuyên bố 'phải thắng' trong chiến dịch ở Ukraine
Điện Kremlin tuyên bố nhiệm vụ của Nga là giành chiến thắng trong xung đột ở Ukraine, dù khẳng định Tổng thống Putin cởi mở với giải pháp hòa bình.
30-04-2025
dhg-17459833963611948066199.webp
Mỹ có chính sách mới để hủy tình trạng cư trú của du học sinh, thẻ xanh
Theo chính sách mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) có thể hủy tình trạng cư trú của một người trong trường hợp đối tượng bị thu hồi thị thực Mỹ.
30-04-2025
2025-04-28t125945z1810415071rc26bdag8576rtrmadp3usa-trump-100-days-musk-17459077344551765500372.jpg.webp
Elon Musk: Robot sẽ vượt mặt các bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất vài năm tớ
Tỉ phú Elon Musk mới đây tuyên bố trong vòng vài năm tới, robot sẽ 'vượt mặt' các bác sĩ phẫu thuật, thậm chí trở nên xuất sắc hơn cả những bác sĩ giỏi nhất.
30-04-2025
mat-dien-1745911301903879549026.jpg.webp
Mất điện chưa từng có ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha do hiện tượng khí quyển hiếm gặp?
Các chuyên gia đưa ra nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây mất điện quy mô lớn khiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha rơi vào hỗn loạn.
30-04-2025
an-do-17459786477341362094282.jpg.webp
Pakistan tố Ấn Độ lên kế hoạch 'tấn công quân sự' trong vòng 24 - 36 giờ nữa
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan - hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - tiếp tục gia tăng khi Pakistan cáo buộc Ấn Độ đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công quân sự vào lãnh thổ nước này.
30-04-2025
donald-trump-tai-michigan-17459755816621100586040.jpg
Ông Trump nói đùa muốn làm giáo hoàng
Ông Trump nói đùa, trước khi đề xuất rằng Mật nghị hồng y nên xem xét một hồng y đến từ New York khi chọn người kế nhiệm Giáo hoàng Francis.
30-04-2025
rubio-17459658810561029869876.jpg
Tin tức thế giới 30-4: Mỹ hối thúc Nga và Ukraine chấm dứt xung đột; Ông Trump ký sắc lệnh mới
Mỹ nói giờ là lúc Nga và Ukraine đưa ra đề xuất cụ thể để chấm dứt cuộc chiến; Ông Trump ký sắc lệnh nới lỏng thuế nhập khẩu ô tô và phụ tùng; Triều Tiên thử nghiệm vũ khí trên tàu chiến mới... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 30-4.
30-04-2025
canadaafp11zon-1-edited-crop-edited-1741566604422.webp
Thủ tướng Canada tái đắc cử, tuyên bố giảm phụ thuộc vào Mỹ
Thủ tướng Canada Mark Carney đưa ra các tuyên bố cứng rắn với Mỹ, sau khi ông được dự đoán giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử diễn ra ngày 28/4.
29-04-2025
o-toafp11zon-crop-1745924222371.webp
Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận về thuế quan với các nhà sản xuất ô tô
Mỹ và các nhà sản xuất ô tô đã đạt được thỏa thuận mới về cắt giảm thuế quan.
29-04-2025
Tin nổi bật
Cộng hòa Séc là một trong những quốc gia châu Âu có yêu cầu mức lương tối thiểu thấp nhất để xin thị thực lao động
shutterstock-by-rawpixelcom-tyhr.jpg
Một nghiên cứu toàn diện mới từ công ty dịch vụ tài chính kỹ thuật số Remitly đã tiết lộ những quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) có yêu cầu mức lương thấp nhất để có thể xin thị thực lao động – trong đó Cộng hòa Séc cũng có tên trong bảng xếp hạng.
7 giờ trước
Cảnh sát buộc tội nhóm buôn bán ma túy tại Ústecko sau khi phát hiện 11 người sử dụng ma túy quá liều dẫn đến tử vong
cddd1cf3a34ae82e7f68464d7bc486f0.jpg
Cảnh sát đã buộc tội 26 người có liên quan đến hoạt động buôn bán ma túy, chủ yếu là heroin và pervitin (methamphetamine), trong khu vực Ústecko và các vùng khác.
9 giờ trước
Các khoản trợ cấp xã hội hiện hành sẽ được thay thế bằng một khoản duy nhất. Thượng viện Séc cũng đã phê chuẩn hỗ trợ mới cho sinh viên có con nhỏ
9dff07743b27b3065294e79f74f39853.jpg
Các khoản trợ cấp về nhà ở, sinh hoạt và trợ cấp trẻ em nhiều khả năng sẽ được thay thế từ tháng 10 bằng một loại trợ cấp xã hội mới của nhà nước.
9 giờ trước
Truyền thông Séc: Tổng thống Ukraine Zelenskyj sẽ đến Praha vào Chủ nhật
1738060136_P2025012802874.jpg
Văn phòng Tổng thống Séc ngày 30/4 thông báo rằng vào Chủ nhật, ngày 4 tháng 5, Tổng thống Cộng hòa Séc Petr Pavel sẽ tiếp đón một vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Theo trang tin Seznam Zprávy và iDnes, nhân vật đó rất có thể là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyj.
9 giờ trước
Đăng ký trường mẫu giáo năm 2025: Khi nào đăng ký?
PP49f312_153856_6733686.jpg
Các đợt ghi danh vào trường mẫu giáo cho năm học 2025/2026 đang đến gần. Nếu bạn có con nhỏ trong độ tuổi trước khi vào tiểu học, đây chính là thời điểm lý tưởng để tìm hiểu tất cả những gì cần chuẩn bị. Trong những năm gần đây, hệ thống đã được số hóa đáng kể – nhiều trường mẫu giáo cho phép thực hiện cái gọi là "đăng ký trước điện tử", giúp bạn hoàn thành việc này ngay tại nhà.
10 giờ trước
Séc: Các cửa hàng có mở cửa vào 2 ngày lễ lớn trong tháng 5?
obchod-nakupovani-ovoce-zelenina.jpg
Trong tháng 5 có 2 ngày lễ lớn, đó là ngày Quốc tế Lao động vào ngày 1/5 và Ngày Chiến thắng vào ngày 8/5. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin tổng quan về cách luật quy định thời gian mở cửa bán hàng vào các ngày lễ, khi phần lớn các cửa hàng buộc phải đóng cửa.
11 giờ trước
Chuyên gia cảnh báo ảnh hưởng của phim bạo lực đến trẻ em
6349d181835ac4481423db0003f38d99.jpg
Trẻ em tại Séc hiện đang yêu thích theo dõi một bộ phim truyền hình bạo lực và ngay cả học sinh tiểu học cũng đang theo dõi bộ phim này. Các nhà tâm lý học kêu gọi các bậc phụ huynh không nên để trẻ em tiếp xúc với nội dung bạo lực và cần tăng cường giám sát con em mình.
11 giờ trước
Dự luật giải quyết các vấn đề liên quan đến tài xế lái xe taxi
fd7d2634204884fa6bf756b0cbd35ae9.jpg
Nhiều tài xế của những dịch vụ taxi tại Séc lái xe liều lĩnh, gây tai nạn, giả danh người khác và một số người thậm chí còn vận chuyển ma túy. Một bản sửa đổi luật giao thông đường bộ dự kiến sẽ chấm dứt hành vi của những tài xế như vậy.
11 giờ trước
Hệ thống điện tại Séc có được bảo vệ khỏi các sự cố mất điện như ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không?
shutterstock-by-larisa-stefanjuk-iwvbj.webp
Theo các quan chức, một sự cố mất điện trên diện rộng như tại bán đảo Iberia khó có thể xảy ra ở Cộng hòa Séc. Dưới đây là lý do vì sao.
13 giờ trước
Văn phòng Lao động Séc hỗ trợ tài chính cho người nước ngoài xác nhận bằng cấp giáo dục
shutterstock-by-railway-fx-mega-pixelshutterstock-by-railway-fx-mega-pixel-ushxx.webp
Người nước ngoài sống tại Séc hiện có thể tiếp cận hỗ trợ tài chính cho việc công nhận bằng cấp nước ngoài, học tiếng Séc và tham gia các khóa đào tạo lại thông qua một chương trình do nhà nước bảo trợ. Dưới đây là cách đăng ký.
13 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil